Trẻ có thể bắt đầu nói dối từ khoảng ba tuổi. Người nên nên khuyến khích trẻ nói sự thật bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thành thực (bằng những câu chuyện, bài học, tình huống trong cuộc sống hàng ngày). Giải quyết riêng biệt giữa lời nói dối và hành vi dẫn đến lời nói dối.
TẠI SAO TRẺ NÓI DỐI?
Trẻ em thường nói dối để:
– Che giấu điều gì đó để chúng không gặp rắc rối
– Thử xem người lớn sẽ trả lời như thế nào
– Tạo ra một câu chuyện thú vị hơn (𝑡𝑢̛𝑜̛̉𝑛𝑔 𝑡𝑢̛𝑜̛̣𝑛𝑔)
– Thử nghiệm – ví dụ: bằng cách giả vờ điều gì đó đã xảy ra trong một câu chuyện là có thật
– Thu hút sự chú ý hoặc làm cho bản thân nghe có vẻ tốt hơn
– Có được thứ chúng muốn – ví dụ: “Mẹ cho con ăn bánh kẹo trước khi ăn tối”
– Tránh làm tổn thương cảm xúc của ai đó – kiểu nói dối này thường được gọi là “lời nói dối trắng”.
KHI NÀO TRẺ THƯỜNG BẮT ĐẦU NÓI DỐI?
Trẻ em có thể học cách nói dối ngay từ khi còn nhỏ, thường là khoảng 3 tuổi. Đây là lúc trẻ bắt đầu nhận ra rằng bạn không thể lúc nào cũng có thể đoán được suy nghĩ của chúng, vì vậy chúng có thể nói những điều không đúng sự thật mà bạn không biết.
Trẻ em nói dối nhiều hơn trong giai đoạn 4-6 tuổi. Chúng có thể nói dối tốt hơn bằng cách khớp biểu hiện trên khuôn mặt và giọng nói của chúng với những gì chúng đang nói. Nếu bạn yêu cầu trẻ giải thích những gì chúng đang nói, chúng thường sẽ phải thú nhận.
Khi trẻ lớn hơn, chúng có thể nói dối thành công hơn mà không bị phát hiện ra. Những lời nói dối cũng trở nên phức tạp hơn, bởi vì trẻ em có nhiều lời lẽ hơn và hiểu rõ hơn cách người khác nghĩ.
Đến tuổi vị thành niên, trẻ em thường xuyên nói những lời nói dối trắng trợn để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác.
KHUYẾN KHÍCH TRẺ NÓI THẬT
Sau khi trẻ đủ lớn để hiểu sự khác biệt giữa đúng và sai, thì tốt nhất là bạn nên khuyến khích và hỗ trợ trẻ nói sự thật.
Bạn có thể làm điều này bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của sự trung thực trong gia đình và giúp trẻ hiểu điều gì có thể xảy ra nếu chúng nói dối.
Dưới đây là một số mẹo:
– Nói chuyện về việc nói dối và nói thật với con bạn. Ví dụ: “Mẹ sẽ cảm thấy thế nào nếu bố nói dối mẹ?” Hoặc “Điều gì sẽ xảy ra khi con nói dối giáo viên?”
– Giúp con bạn tránh những tình huống mà chúng cảm thấy cần phải nói dối. Ví dụ, nếu bạn hỏi con xem chúng có làm đổ sữa hay không, con bạn có thể cảm thấy muốn nói dối. Để tránh tình huống này, bạn chỉ có thể nói, “Mẹ thấy đã có một sự cố với sữa. Hãy dọn dẹp nó nào’.
– Khen ngợi con của bạn vì đã thú nhận làm điều gì đó sai trái. Ví dụ: ‘Mẹ rất vui vì con đã cho mẹ biết chuyện gì xảy ra. Hãy cùng nhau để sắp xếp lại mọi thứ nhé.
– Hãy là một hình mẫu cho việc nói thật. Ví dụ, ‘Mẹ đã mắc lỗi trong một báo cáo mà mẹ đã viết cho công việc hôm nay. Mẹ đã nói với sếp của mình để cả hai có thể cùng nhau sửa chữa nó ‘.
– Sử dụng một trò đùa để khuyến khích con bạn thú nhận lời nói dối mà không gây mâu thuẫn. Ví dụ: trẻ mẫu giáo của bạn có thể nói, “Con gấu bông của con đã làm vỡ nó”. Bạn có thể nói điều gì đó như, “Mẹ tự hỏi tại sao teddy lại làm như vậy?” Hãy tiếp tục trò đùa cho đến khi con bạn làm chủ được.
NHỮNG CÂU CHUYỆN GIẢ TƯỞNG – Làm thế nào để xử lý chúng
Giả vờ và tưởng tượng rất quan trọng đối với sự phát triển của con bạn và bạn nên khuyến khích loại trò chơi này. “Những câu chuyện giả tưởng” không cần thiết bị coi là dối trá, đặc biệt là đối với trẻ em dưới bốn tuổi.
Nếu con bạn đang bịa ra một câu chuyện về điều gì đó, bạn có thể trả lời bằng cách nói những câu như: “Đó là một câu chuyện tuyệt vời – chúng ta có thể viết nó thành sách”. Điều này khuyến khích trí tưởng tượng của con bạn mà không khuyến khích nói dối.
HÀNH VI DẪN ĐẾN NÓI DỐI VÀ HÀNH VI NÓI DỐI – CÁCH XỬ LÝ
Nếu con bạn cố ý nói dối, bước đầu tiên là cho con bạn biết rằng nói dối là không ổn. Con bạn cũng cần biết tại sao. Bạn có thể áp dụng một “bộ quy tắc gia đình về việc nói dối”.
Bước tiếp theo là sử dụng các hệ quả thích hợp. Khi bạn sử dụng hệ quả, hãy cố gắng giải quyết riêng biệt với hành vi nói dối và hành vi dẫn đến nó. Ví dụ, nếu con bạn vẽ lên tường và sau đó nói dối về nó, bạn có thể đưa ra những hệ quả riêng cho mỗi việc làm này. Nhưng nếu con bạn nói dối để che đậy một sai lầm như làm đổ đồ uống, bạn có thể quyết định sử dụng hệ quả cho việc nói dối và sau đó cùng nhau dọn dẹp đống lộn xộn.
Dưới đây là các ý tưởng khác để xử lý việc cố ý nói dối:
– Hãy dành thời gian để nói chuyện một cách bình tĩnh với con bạn về việc bạn cảm thấy thế nào về nói dối, nó ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của bạn với con bạn và điều đó có thể như thế nào nếu gia đình và bạn bè không còn tin tưởng con bạn nữa.
– Luôn nói với con bạn khi bạn biết rằng chúng không nói sự thật. Nhưng hãy cố gắng tránh hỏi con bạn xem chúng có nói thật không và cũng tránh gọi con bạn là ‘kẻ nói dối’. Điều này có thể dẫn đến việc nói dối nhiều hơn. Nghĩa là, nếu con bạn tin rằng chúng là kẻ nói dối, chúng cũng sẽ tiếp tục nói dối. Bạn có thể nói điều gì đó như “Con thường rất trung thực với mẹ. Nhưng mẹ không thể hiểu chuyện gì có thể xảy ra với chiếc bánh cupcake cuối cùng.”
– Giúp con bạn không nói dối dễ dàng hơn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách nghĩ về lý do tại sao con bạn có thể nói dối. Ví dụ, nếu con bạn đang nói dối để thu hút sự chú ý của bạn, hãy xem xét những cách tích cực hơn mà bạn có thể khiến con bạn chú ý và nâng cao lòng tự trọng của chúng. Nếu con bạn nói dối để có được những thứ chúng muốn, hãy xem xét một hệ thống phần thưởng cho phép con bạn kiếm được những thứ đó.
– Còn nếu có vẻ như bất kể bạn làm gì, con bạn vẫn tiếp tục nói dối. Nhưng nếu bạn cứ khen khi con mình nói thật và bạn cũng nêu hậu quả cho việc nói dối, thì con bạn sẽ ít nói dối hơn khi chúng lớn hơn.
NÓI DỐI VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG
Đôi khi trẻ nói dối hoặc giữ bí mật về những vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ, một đứa trẻ bị người lớn bạo hành hoặc bị bắt nạt bởi một đứa trẻ khác thường sẽ nói dối vì chúng sợ rằng chúng sẽ bị trừng phạt nếu chúng nói ra.
Dưới đây là những việc cần làm nếu bạn nghi ngờ con mình đang nói dối để bảo vệ người khác:
– Đảm bảo với con bạn rằng chúng sẽ an toàn nếu chúng nói sự thật.
– Hãy cho con bạn biết bạn sẽ làm mọi thứ có thể để mọi việc tốt hơn.
Một số trẻ em có thể nói dối thường xuyên như một phần của mô hình lớn hơn về hành vi nghiêm trọng, tiêu cực hoặc thậm chí là bất hợp pháp như ăn trộm, đốt pháo hoặc làm đánh đập động vật.
Nếu bạn lo lắng về hành vi, sự an toàn hoặc sức khỏe của con mình, hãy nghĩ đến việc nhờ chuyên gia trợ giúp. Nói chuyện với bác sĩ gia đình hoặc cố vấn trường học của bạn để được tư vấn về người để liên hệ.
Nguồn: https://raisingchildren.net.au/…/common-concerns/lies
Dịch: Huyền Emily
—–
Trẻ 0-6 tuổi đôi khi có những lời nói dối rất đơn giản để chối việc mình đã làm hoặc để có được thứ mà trẻ muốn, đôi khi đó chỉ là một trò chơi hoặc một phép thử giành cho người lớn.
Trẻ dưới 4 tuổi chưa nhận biết được sự khác nhau giữa sự thật và tưởng tượng. Trên thực tế kiểu nói dối này có thể là một dấu hiệu tốt. “Những trẻ mầm non có chỉ số IQ cao có xu hướng nói dối nhiều hơn” theo Angela Crossman, phó giáo sư tâm lý học tại trường cao đẳng tư pháp hình sự John Jay, New York, người đã tiến hành nghiên cứu về chủ đề này. Khả năng nói dối sớm cũng có thể có liên hệ đến kỹ năng xã hội tốt ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Trẻ trên 4 tuổi sẽ có lời nói dối nhằm có lợi cho bản thân là kiểu nói dối đầu tiên mà trẻ sẽ sử dụng. Dĩ nhiên không phải tất cả lời nói dối của trẻ đều là việc bình thường mà bạn có thể mỉm cười cho qua, và chắc chắn bạn thật sự muốn nuôi dạy con trở thành người trung thực. Tuy nhiên, bạn nên nhìn toàn thể sự việc một cách tổng thể và nhẹ nhàng hơn, tìm ra cách dạy con phù hợp (như đề cập ở phần trên) nhưng tuyệt đối 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐝𝐨̂̀𝐧 𝐞́𝐩 𝐜𝐨𝐧 (𝐛𝐚̆́𝐭 𝐜𝐨𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧 𝐬𝐚𝐢 𝐛𝐚̆̀𝐧𝐠 𝐦𝐨̣𝐢 𝐠𝐢𝐚́, 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐧𝐨́𝐢 𝐫𝐚 𝐬𝐮̛̣ 𝐭𝐡𝐚̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐭𝐚̣𝐢 𝐭𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐧 𝐭𝐚̣𝐢), 𝐤𝐢̀ 𝐯𝐨̣𝐧𝐠 𝐜𝐨𝐧 𝐩𝐡𝐚̉𝐢 𝐭𝐡𝐚𝐲 đ𝐨̂̉𝐢 𝐧𝐠𝐚𝐲, 𝐝𝐚́𝐧 𝐧𝐡𝐚̃𝐧 𝐜𝐨𝐧 (𝐧𝐠𝐡𝐢̃ 𝐜𝐨𝐧 𝐥𝐨̛́𝐧 𝐥𝐞̂𝐧 𝐬𝐞̃ 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐨́𝐢 𝐝𝐨̂́𝐢).
Kiên nhẫn quan sát và có cách xử lý phù hợp với con, với những giai đoạn phát triển của con bạn sẽ thấy mọi việc đều có thể giải quyết một cách dễ dàng.
0bình luận