Đây là điều Huyền vô tình nhận ra trong cuộc nói chuyện chia sẻ của chính mình với một người mẹ trẻ có những bức bối trong hôn nhân. Và hôm nay Huyền muốn viết một bài chi tiết chia sẻ lại với mọi người để chúng ta cùng suy ngẫm, chiêm nghiệm từ chính cuộc sống của chính mình nhé!

Chấp nhận và chịu đựng là hai khái niệm thường được sử dụng để nói về cách chúng ta đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Và chúng ta đừng suy nghĩ những thử thách là gì đó to lớn. Nó có thể là những điều chúng ta đối mặt hàng ngày dù là người độc thân, có chồng hay có con. Đó có thể là việc chúng ta khó chịu với cách làm việc của sếp, bực bội với tiếng ngáy của chồng, muốn bùng nổ với những giai đoạn thay đổi tâm lý của lũ trẻ…Trong cuộc sống của mình, Huyền không bao giờ bắt bản thân phải chịu đựng điều gì, vì chịu đựng sẽ có ngày bùng nổ. Nhưng càng trưởng thành Huyền lại càng chấp nhận nhiều điều khác biệt trong cuộc sống hơn. Có lẽ nhờ vậy mà cho đến hiện tại cuộc sống của Huyền khá nhẹ nhàng và bản thân luôn cảm thấy hạnh phúc. Vậy chịu đựng và chấp nhận khác nhau như thế nào?

Chịu đựng là gì?

Chịu đựng là trạng thái tâm lý khi một người phải gánh chịu một điều gì đó mà họ không muốn hoặc không thích, nhưng họ không có cách nào để thay đổi nó. Người chịu đựng thường cảm thấy khó chịu, đau khổ, thậm chí là tức giận. Họ có thể cố gắng kìm nén cảm xúc của mình, nhưng những cảm xúc tiêu cực này vẫn âm ỉ bên trong và gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ.

Chấp nhận là gì?

Chấp nhận là trạng thái tâm lý khi một người hiểu và thừa nhận một điều gì đó là đúng, là thực tế, ngay cả khi họ không thích điều đó. Người chấp nhận thường cảm thấy bình tĩnh, thư giãn và có thể tìm thấy những điểm tích cực trong điều họ đang trải qua.

Có thể tóm tắt sự khác biệt giữa chấp nhận và chịu đựng như sau:

* Chịu đựng là sự gánh chịu, còn chấp nhận là sự thấu hiểu.

* Chịu đựng là trạng thái tâm lý tiêu cực, còn chấp nhận là trạng thái tâm lý tích cực.

* Chịu đựng thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, còn chấp nhận thường dẫn đến những cảm xúc tích cực.

* Chịu đựng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần, còn chấp nhận có thể giúp con người vượt qua khó khăn và sống hạnh phúc hơn.

Cách để chấp nhận

Để rèn luyện sự chấp nhận, chúng ta cần có những suy nghĩ và hành động tích cực. Khi gặp phải một điều gì đó khó khăn, chúng ta nên:

Hiểu rõ thực tế của vấn đề, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, không để những định kiến cá nhân chi phối.

Thả lỏng, không cố gắng tìm cách chống lại, thay đổi nó.

Tìm kiếm những điểm tích cực trong vấn đề.

Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác: người thân, bạn bè hoặc chuyên gia tâm lý.

Trong cuộc sống không phải tất cả đều xảy ra như những gì chúng ta muốn. Chúng ta cần đặt ưu tiên cho những lựa chọn của mình trong cuộc sống. Điều gì chúng ta cần phải nỗ lực để đạt được nó, thậm chí là đấu tranh để có nó. Điều gì chúng ta có thể chấp nhận với những gì vốn là như vậy ở hiện tại. Và khi chúng ta hài lòng với tất cả sự lựa chọn của mình chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc, hạnh phúc một cách an yên và bình thản.

So với đấu tranh thì chấp nhận nhận cũng là một loại sức mạnh không hề thua kém, nó sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống và sống một cuộc sống trọn vẹn, ý nghĩa❣️

P.S: Khi là vk của một bác sĩ đồng nghĩa với việc mình chấp nhận rất nhiều ngày lễ ck vẫn đi trực và hôm nay mới được đưa đi chơi 20/10 (ck đi trực 2 tối liên tiếp) mà hạnh phúc từ chiều hôm qua khi ck hẹn mai đi trực về anh đưa đi cafe rồi mua hoa chổ xe bán hoa bên đường ở quận 3, kiểu lãng mạn mà em thích U là trời, lần đầu tiên ck tớ đã chủ động nghiên cứu địa điểm để dẫn vk đi thay vì nói “Em thích đi đâu anh đưa đi” các cậu ạ hihi

Chia sẻ những suy nghĩ của bạn

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}