𝐓𝐡𝐚𝐲 đ𝐨̂̉𝐢 𝐜𝐚́𝐜𝐡 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐮 𝐯𝐞̂̀ 𝐬𝐚𝐢 𝐥𝐚̂̀𝐦:
Sai lầm là một điều gì đó thật tồi tệ! Sai lầm cho thấy sự giới hạn trong năng lực của bản thân! Sai lầm là một điều đáng hối tiếc! Không được phép mắc sai lầm!…
Hãy xoá bỏ những ý nghĩ tiêu cực đó vì nó chẳng thể làm con bạn tốt hơn mà nó chỉ làm mọi thứ càng thêm tồi tệ cho cả bạn và con bạn. Hãy thay bằng một định nghĩa mới cho Sai lầm – 𝐒𝐚𝐢 𝐥𝐚̂̀𝐦 𝐥𝐚̀ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐜𝐨̛ 𝐡𝐨̣̂𝐢 ( cho cả bạn và con bạn )
Cơ hội để tìm hiểu về bản thân, để trải nghiệm kết quả, để học được cách xử lý phù hợp, để phát triển (cho cả bạn và con bạn)
Cơ hội để xây dựng trách nhiệm và học cách đồng cảm với người khác.

𝐓𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐡𝐚̀𝐧𝐡 𝐜𝐚́𝐜𝐡 “𝐜𝐡𝐚̂́𝐩 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐧” 𝐬𝐚𝐢 𝐥𝐚̂̀𝐦:
Chọn một khoảnh khắc bình tĩnh (giờ ăn tối, trên xe hơi) và có mỗi thành viên trong gia đình ( người lớn cũng vậy ) liệt kê 3 sai lầm mà mỗi người mắc phải trong tuần đó, dù lớn hay nhỏ.
Ví dụ: Quên gọi lại cho ai đó… bỏ quên ba lô ở trường … làm đổ nước xuống sàn nhà… đánh em … đưa ra một lời nhận xét không tốt về một người khác …
Khi mỗi người nói, luyện nghe tích cực.
• Lắng nghe mà không phán xét…
• Tránh hối thúc “sửa” / thay đổi / giải quyết những gì người kia nói.
• Không cố gắng động viên, khiên con vui vẻ tích cực ngay lúc đó.
-> Bạn đang bình thường hóa sai lầm!
Tập trung vào tính trách nhiệm thay vì là sự hoàn hảo bằng cách chia sẻ sai lầm của chính bạn và cách bạn đối phó với nó. Và nếu bạn không xử lý tốt, hãy chia sẻ điều đó.
Khi con bạn chia sẻ sai lầm của mình, hãy tránh đưa ra giải pháp của bạn ngay. Thay vào đó, hãy khuyến khích con giải quyết vấn đề của chính mình : “Con nghĩ con có thể làm gì khác đi? Con có nghĩ rằng bạn bè của con cũng mắc sai lầm không? Bây giờ bạn nghĩ con có thể làm được gì không?
Những cuộc trò chuyện như thế này có thể giúp con giải quyết những chủ đề mà con có thể đang phải vật lộn mà không có bất kỳ một phán xét, xấu hổ hay tội lỗi nào…Nó sẽ giúp con vượt qua và chấp nhận những sai lầm của bản thân một cách dễ dàng hơn nhưng vẫn có được những bài học cho riêng mình.
Những cuộc trò chuyện như thế này không nhất thiết phải diễn ra một cách quá nghiêm túc, nó có thể diễn ra khi bạn và con đang cùng tô màu hay cùng đi trên một chuyến xe, cùng đi dạo…
Mỗi sự HỖ TRỢ của cha mẹ đều có thể trở thành CẢN TRỞ trong việc con phát huy những tiềm năng sẵn có của con. Và mong muốn được hỗ trợ con nhiều hơn, quan tâm con nhiều hơn, yêu thương con nhiều hơn đôi khi cũng sữ trở thành “áp lực vô hình” cho chính bản thân cha mẹ mà chúng ta có thể cũng không tự nhận ra được. Huyền lựa chọn cách THUẬN TỰ NHIÊN, bản thân mình và các con đều cảm thấy nhẹ nhàng. Nếu ai đó hỏi rằng “Huyền đã dạy con những gì?”. Câu trả lời có lẽ sẽ là “hầu như không có gì!”. Nếu ai đó hỏi con mình rằng “Ai dạy cái này cho con?”. Câu trả lời phần nhiều sẽ là “Con tự học!”. Vậy nên 3 em bé nhà Huyền, mỗi em lại lớn lên và phát triển theo cách riêng của mình. Có thể không phải là những em bé giỏi giang, hoàn hảo nhưng là những em bé hạnh phúc, yêu cuộc sống, nội lực mạnh mẽ và tự tin vào bản thân mình.
Nhưng để đạt được sự “Thuận Tự Nhiên” mà không bị những bản năng của con người chi phối thì bản thân là người làm cha mẹ chúng ta lại cần phải học và điều chỉnh bản thân mình mỗi ngày. Huyền cũng vậy, vừa học, thực hành, quan sát, chiêm nghiệm và chia sẻ với mọi người bằng tất cả sự yêu thương.
Huyền Emily
0bình luận